Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa bảo lưu
chúng 󰕛
dt. <từ cổ> mọi người, trong quần chúng. Đạo đức hiền lành được mọi phương, tự nhiên cả muốn chúng suy nhường. (Bảo kính 128.2).
dt. <từ cổ> từ trỏ số nhiều. Kể ngày con nước toan triều rặc, mách chúng thằng chài chác cá tươi. (Tự thán 76.4)‖ Chúng ngươi. (Tự thuật 120.8)‖ (Bảo kính 138.1). Tiếng Việt hiện chỉ còn bảo lưu “chúng mày”.
chừa 除
◎ Đọc âm HHV. AHV: trừ.
đgt. bỏ, tránh. Kim ngân ấy của người cùng muốn, tửu sắc là nơi nghiệp há chừa? (Bảo kính 179.4). Tiếng Việt hiện còn bảo lưu trong các ngữ “chết vẫn không chừa”, “chừa cái mặt tao ra”, và “chừa” để mắng trẻ con.
dời 移
AHV: di, dời đọc theo âm THV. x. day. di có bộ hoà, trỏ việc nhổ mạ đi cấy (移,移秧也。種稻必先苗之而移之,遷移之義取焉) [Thuyết Văn], tiếng Việt còn bảo lưu chữ “di thực”, sau mới có nghĩa mở rộng là “chuyển di”, “cải biến”, “đổi thay”. Chuỗi đồng nguyên: di - đi - dời - day. x. đi.
đgt. vận chuyển đi. Nhẫn thấy Ngu công tua sá hỏi, non từ nay mựa tốn công dời. (Thuật hứng 59.8).
đgt. đổi thay, đổi dời. Tự nhiên đắp đổi đạo trời, tiêu trưởng doanh hư một phút dời. (Tự thán 104.2).
đgt. chuyển vị trí. Đằm chơi bể học đã nhiều xuân, dời đến trên an nằm quải chân. (Nghiễn trung ngưu 254.2).
đgt. HHVH. <từ cổ> bỏ đi. Liêm, cần tiết cả tua hằng nắm, trung, hiếu niềm xưa mựa nỡ dời. (Ngôn chí 10.6).
kém 歉
◎ Nôm: 劔 / 劍 歉 “khiểm: ăn không no” (歉,食不满) [Thuyết Văn], lưu tích còn trong từ đói kém. chữ 嗛 (khiếm) nghĩa là “mất mùa”. Chữ 欠 (khiếm) nghĩa là “không đủ, thiếu”. Chữ 減 (giảm, x. keo) nghĩa là “kém đi, sút đi, không bằng”. 慊 (hiềm, thanh phù kiêm) nghĩa là “nghèo” (慊,貧也) [Quảng Nhã], từ đó cho động từ “hiềm” (ganh ghét vì kém hơn người) thông với 嫌. Có chuỗi đồng nguyên trong tiếng Hán là 歉 = 欠 = 嗛 = 減 = 慊 = 嫌 [bổ sung cho Vương Lực 1982: 624- 625]. Tiếng Việt còn bảo lưu âm khem trong kiêng khem, hèm trong tên hèm. Từ chuỗi đồng nguyên trong tiếng Hán, có chuỗi đồng nguyên trong tiếng Việt kém - giảm - khem- hèm. Ss đối ứng kɛm (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 229]. Như vậy, kém là từ hán Việt-Mường.
tt. yếu, không giỏi. (Ngôn chí 6.2)‖ Người cười rằng kém tài lương đống, thửa việc điều canh bội mấy phần. (mai 214.7).
tt. ít, không nhiều. Tài lẹt lạt nhiều, nên kém bạn, người mòn mỏi hết, phúc còn ta. (Ngôn chí 8.5)‖ (Bảo kính 163.3).
tt. thua, không bằng. Ngỡ ốc nhượng khiêm là mỹ đức, đôi co ai dễ kém chi ai. (Tự thán 91.8)‖ (Bảo kính 184.2)‖ (Hoa mẫu đơn 233.2).
lòng đan 𢚸丹
dt. <từ cổ> lòng son, lòng thành, tấm lòng trung, dịch chữ đan tâm 丹心. Nguyễn Tịch đời Tam Quốc trong vịnh hoài có câu: “Lòng son mất ơn trạch, đức nặng trật chốn ngơi.” (丹心失恩澤,重德喪所宜 đan tâm thất ân trạch, trọng đức táng sở nghi). Văn Thiên Tường đời Tống trong bài Quá linh đinh dương có câu: “Sống xưa nay ai mà chẳng chết, giữ lòng son mà viết sử xanh.” (人生自古誰無死,留取丹心照汗青 nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh). Đốt lòng đan chăng bén tục, bền tiết ngọc kể chi sương. (Cúc 217.3).
dt. lòng đơn (chơi chữ nước đôi). “dại lòng đan là cái dại đan róng mốt sơ sài để che chắn nên ánh mặt trời, ánh trăng có thể xuyên thấu (nhật nguyệt thâu). Trong nghề đan lát, có những từ nghề nghiệp chỉ cách đan hoặc tả mặt đan. Róng (hoặc lóng, dóng, nong) mốt, róng hai, róng ba, róng bốn, róng năm… là chỉ cách gài nan. Còn để tả mặt đan khi sản phẩm đã hoàn thành người ta nói: lòng đan, lòng kép, lòng thia, lòng gấm. lòng đan để chỉ hoa văn mặt sản phẩm đan róng mốt tạo nên. lòng kép để chỉ hoa văn mặt sản phẩm đan róng hai róng ba tạo nên. lòng thia để chỉ hoa văn mẹt sảy, nia sảy mà trên đó, nan dọc lao đi cách quãng như ném thia lia trên mặt nước. Dụng cụ này khi sảy, người ta sảy dọc để dễ thoát những phần tử nhẹ, khi gằn để gạn, người ta người ta gằn ngang để dễ giữ lại cát sạn hoặc phần tử được chọn dễ mắc vào nan dọc. lòng gấm để chỉ hoa văn do cách đan phức tạp tạo ra những hình như dệt gấm… có thể diễn ý rõ ra cái nghĩa này như sau: cửa ngọc là ngọc môn, chỉ nơi ở của vua, mà nơi đó đã chìm khuất sau sương khói xa xôi; còn ở nơi này chỉ là ngôi nhà phên vách đơn sơ, suốt ngày, ánh mặt trời, ánh trăng có thể xuyên thấu qua. Nhưng đó là nghĩa thực, lớp nghĩa thứ nhất của câu thơ. Bởi vì lòng đan còn có nghĩa là lòng son, là đan tâm (tấm lòng trung thành bền chặt), nhật nguyệt còn chỉ minh quân, chỉ vũ trụ, đất trời cho nên câu thơ còn hàm ý biểu hiện: tấm lòng trung thành bền chặt của ta đã có mặt trời mặt trăng soi thấu. ở đây rõ ràng câu thơ Nguyễn Trãi sử dụng yếu tố chơi chữ sâu kín và thầm lắng. Chúng tôi cũng đã nói về yếu tố chơi chữ đã xuất hiện trong quốc âm thi tập khi phân tích những chữ cấn cấnthia thia trong bài trước (ngòi khan ước ở làm cấn cấn, cửa quyền biếng mặc áo thê thê). Yếu tố chơi chữ này về sau, trong thơ nôm đã thực sự bùng nổ với phong phú những cách thức, những quan niệm. Cũng chính yếu tố này làm cho việc hiểu và phiên thơ nôm nhiều khi lưỡng lự, băn khoăn dẫn đến những giải pháp rất khác nhau, đôi tranh với nhau. ở trường hợp này đọc dại lòng đan vẫn có thể hiểu lớp nghĩa giãi lòng son như thường khi mà giại, giãi, dãi trong tiếng khu bốn đến nay vẫn phát âm không phân biệt và cũng còn nhiều chứng cứ ngữ âm về sự không phân biệt này cách đây ba bốn thế kỉ, dù ở bắc hay ở trung. Khu bốn chỉ là hình thức bảo lưu khi kinh kì phát triển nhanh và không ngừng mà thôi.” [NH Vĩ 2010: 662]. “rổ lồng hai: rổ đan bắt hai tre bỏ hai tre. rổ lồng mốt: rổ đan bắt một bỏ một tre” [VX Trang: 264]. Song cửa ngọc, vân yên cách, dại lòng đan nhật nguyệt thâu. (Trần tình 40.4). long, lồng, nong.
lọn 𫤍
◎ {toàn 全+ luận 論}, đây là chữ Nôm hậu kỳ, nhưng vẫn bảo lưu thanh phù 論. Kiểu tái lập: *blọn. Thế kỷ XII, ghi 婆論 bà- lọn, trăm thần bà- lọn no < 百神全備 (Phật Thuyết 10b9). *blọn > rụng [b-]> lọn (lưu tích còn trong lọn nghĩa). *blọn > trọn (trong trọn vẹn). “blọn: nguyên vẹn. Giữ đạo cho blọn blọn đời” [Rhodes 1651 tb1994: 41; xem TT Dương 2013b].
tt. <từ cổ> vẹn, trọn, suốt, hết. Lọn khuở đông, hằng nhờ bếp, suốt mùa hè, kẻo đắp chăn. (Trần tình 38.3)‖ (Thuật hứng 53.6, 58.1)‖ (Tự thán 94.1, 109.1)‖ (Trừ tịch 194.1)‖ (Cúc 216.7). pb lụn, lòn.
nghé 兒
◎ Nôm: 𤚇 Đối ứng nh- ng-, còn thấy bảo lưu trong các chữ Hán có AHVnghê như: 倪 (trẻ con, lưu tích trong ngô nghê), 猊 (con sư tử = con nghê), 霓 (cầu vồng), 鯢 (cá kình cái, trong kình nghê), 麑 (hươu non). Ss đối ứng tlu kɔn (10 thổ ngữ Mường), ŋε (8 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 248]. Như vậy, “nghé” là gốc Hán, “trâu con” gốc Việt-Mường. Chỉ có “nghé” là danh từ.
dt. con trâu con. Xét, các loài vật nhỏ thường dùng chữ “nhi”, như ngựa non là nhi mã, mèo con là nhi miêu, trâu con là nhi ngưu. Ví dụ quan trung tấu nghị của Dương Nhất Thanh có câu: “còn 140 con nghé, 12 con lừa” (存兒牛百四隻驢一十二頭 tồn nhi ngưu bách tứ chích, lư nhất thập nhị đầu). “đồng độc: trâu nghé hiệu là trâu con” (CNNA 55b). Chúa ràn nẻo khỏi tan con nghé, hòn đất hầu lầm, mất cái chim. (Bảo kính 150.5), dịch từ câu sảy ràn tan nghé, sau có dị bản là sảy đàn tan nghé. x. ràn.
nghìn 千
◎ Nôm: 𠦳 Trong giáp cốt văn, là chữ hình thanh, gồm {一 +人}. Mà 人 có âm HTC với thuỷ âm ŋ- (x. người), làm thanh phù cho chữ 忎 (cổ văn > 仁 nhân), và 秊 (> 年 niên) [An Chi 2006 t4: 267- 268]. Mối quan hệ ŋ- / ɲ- / n- đã được chứng minh. Lưu tích của vần còn bảo lưu qua các cặp nhân - nhin, ngàn - nghìn. Ss đối ứng ŋjn (28 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 249].
dt. số đếm, ngàn. (Ngôn chí 10.8, 13.8)‖ (Thuật hứng 64.7)‖ (Tự thán 77.8, 87.2, 93.8, 94.5, 102.3)‖ (Bảo kính 136.8, 154.4, 155.1)‖ Láng giềng một áng mây bạc, khách thứa hai nghìn núi xanh. (Bảo kính 169.6, 169.8)‖ (Thiên tuế thụ 235.2)‖ (Lão hạc 248.7). x. la ngàn.
ngàn 岸
dt. <từ cổ> núi, < sơn ngạn 山岸 [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 766]. Về Từ Nguyên, ngạn gồm {屵 + 干} trỏ “bờ núi, bờ vực”, riêng chữ ngạt 屵 cũng đã có nghĩa là “bờ núi, bờ vực”. Đến thời Thuyết Văn dẫn thân thành “bờ nước”. Còn nghĩa gốc thì được bảo lưu trong chữ 屵 tự hình gốc. Tiếng Việt còn bảo lưu x nghĩa ②. “ngàn: bờ bãi, rừng núi. Con vua lấy thằng bán than, nó đem lên ngàn cũng phải đi theo. cd” [Paulus của 1895: ii: 83]. (Trần tình 42.3)‖ (Thuật hứng 52.3)‖ (Tự thán 72.1)‖ Ngày xem hoa rụng chăng cài cửa, tối rước chim về mựa lạc ngàn. (Tự thán 95.6)‖ (Bảo kính 150.1).
dt. <từ cổ> bờ. Lồng chim ao cá từ làm khách, ngòi nguyệt ngàn mai phụ lệ nhà. (Tự thuật 118.6)‖ (Thái cầu 253.5). Ngàn Bá. (Tự thán 90.3).
ngược 逆
◎ Nôm: 䖈 âm HTC: ŋjak (Lý Phương Quế, Baxter), ŋiak (Vương Lực). Tiếng Việt còn bảo lưu song thức: ngỗ nghịch = ngỗ ngược. Trung ngôn nghịch nhĩ: lời trung trái tai.
đgt. trái với xuôi. Nước xuôi nước ngược nổi đòi triều, thuyền khách chơi thu các lướt chèo (Tự thán 101.1).
quê 圭
◎ Nôm: 圭 AHV: khuê, âm phiên thiết “quê” (涓畦切) [Tập Vận, vận hội], nghĩa “vùng đất”. Đây là chữ hội ý {thổ + thổ}, xuất phát từ tục phân phong thời xưa, chữ 封 nguyên nghĩa là “mảnh đất của vua chư hầu, gồm hai chữ thổ (圭) và bộ thốn” (封,爵諸侯之土也。从之从土从寸) [Thuyết Văn giải tự; weiger 1915: 210], mà thốn chỉ là dạng khải hoá của bộ thủ (cái tay, trỏ sự sở hữu), sau 封 mới cho nghĩa là ranh giới lãnh thổ. Mặt khác, bản thân chữ “phong” còn có nghĩa là “vua chư hầu cầm ngọc khuê (biểu tượng của vùng đất mình cai quản) vào chầu thiên tử”. Chữ 圭 (hoặc 珪) từ đó mới chuyên dùng để trỏ loại ngọc này, còn nghĩa gốc “đất đai” được chuyển sang dùng tự dạng mới là “畦” [An Chi 2006: 311-312]. Âm HTC của 圭 là: kʷe (Baxter), kʷee (Phan Ngộ Vân). Chữ 貫 (quán) vốn nghĩa là “chuỗi tiền xâu” sau được dùng giả tá để ghi “vùng đất cha ông đã sống” (nguyên quán), mà hình thái ngữ âm quãng thời Tần về sau là *kwel hoặc *kwen, tiếng Việt còn bảo lưu âm “quèn”, như thành quèn (cổ hiền) là thực ấp của Đỗ Cảnh Thạc. Ss đối ứng: *kuel [NT Cẩn 1997: 311]. Chung âm -l cho phép truy nguyên đến thời Proto Việt-Chứt [NT Cẩn 1997: 208- 210; An Chi 2006 t4: 314]. Ss đối ứng kwel, kwe (11 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 259]. Như vậy, “quê” là âm THV cổ xưa nhất (có khả năng trước đời Tần), “quèn” là âm THV thời Tần - Hán - Nam Bắc Triều. Còn “quán” là AHV từ đời Đường.
dt. quê quán. Phần du lịu điệu thương quê cũ, tùng cúc bù trì nhớ việc hằng. (Ngôn chí 16.5)‖ (Mạn thuật 33.1, 35.1)‖ (Thuật hứng 48.1, 50.2, 51.1, 59.1)‖ (Tự thán 71.7, 73.2, 77.5, 107.2, 109.2)‖ (Tự thuật 117.2)‖ (Bảo kính 135.4, 155.1, 158.2).
sày 師
◎ Nôm: 柴 Đọc âm HHV. AHV: sư. OCM *sri [Schuessler 2007: 461]. Bụt là thầy cả trong tam giới. 如來是三界大師 (Phật Thuyết 7a). Chữ Nôm 舍賴哿, đối dịch chữ đại sư; cả < đại; 舍賴 (xá lại) < 師, được tái lập là một âm có tổ hợp phụ âm đầu là sr-. [NT Cẩn 2008; NQ Hồng 2008: 135], và salaj⁶ [Shimizu Masaaki 2002: 769]. Nay theo thuyết của NT Cẩn. *sri là âm của chữ 師 vào quãng thế kỷ VI trở về trước, đến đời Đường mới đọc thành *si (sư). Nhưng dấu vết cổ của nó vẫn được bảo lưu trong tiếng Việt vào quãng thế kỷ XII qua sách Phật Thuyết. Chữ Nôm QATT và các văn bản nôm thường dùng sài 柴 để ghi thày. Rhodes đã ghi nhận thày chứng tỏ đến thế kỷ XVII quá trình sày > thầy đã hoàn tất. Thế kỷ XV- xvi có lẽ vẫn đọc là sày. An Nam dịch ngữ ghi: “僧人: 隨委”, được Vương Lộc tái lập là [suei uei], và giải nghĩa là người sư (sãi) [1997: 152], theo chúng tôi đây là ghi âm người sày (thày). Tày: sày, sấy [HTA 2003: 437 - 463].
dt. <Nho> tiên sư, người dạy học. (Mạn thuật 25.4)‖ (Tự thán 94.8)‖ (Bảo kính 167.5, 173.3).
dt. <Phật> thầy chùa. Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa sày, có thân chớ phải lợi danh vây. (Ngôn chí 11.1)‖ (Miêu 251.2).
dt. thầy thuốc, người chữa bệnh. Ai rặng túi sày chăng đủ thuốc, hay vườn đã có vị trường sinh. (Hoàng tinh 234.3).
sâu 龝
◎ Nôm: 蝼 (thanh phù lâu 娄). AHV: thu. Đây vốn là chữ tượng hình trong giáp cốt văn, vẽ hình con trùng đang leo lên thân cây. An Chi cho rằng sâu là âm gốc Hán rất xưa của thu - mùa của sâu bọ. “mùa sâu” là mùa côn trùng kêu rả rích, cây cối tàn tạ, nên còn gọi là mùa sầu. Tuy nhiên, trong tiếng Hán, chữ 秋 không còn bảo lưu nghĩa “mùa sâu” nữa, mà chỉ có nghĩa phái sinh “sầu” (秋 thu: sầu, và 愁 sầu: sầu). [An Chi 2006: 190-194]. Kiểu tái lập: *krau¹ [TT Dương 2012c]. Xét, sâu gốc Hán, bọ - dòi gốc Việt-Mường. Ss đối ứng doj (13 thổ ngữ Mường), ʂɤw (3) [NV Tài 2005: 267]. x. ruồi.
dt. loài trùng chuyên ăn thảo mộc. Chẳng ngừa nhỏ, âu nên lớn, nẻo có sâu, thì bỏ canh. (Bảo kính 136.6).
sống 生
◎ Nôm: 𤯨 / 𤯩 / 𫪹 {cổ 古 + lộng 弄}, âm HTC: *srjeng [Baxter 1992: 786], *sriŋ [Schuessler 1987: 536] hoặc *srêŋ [2007: 459- 460]. Thế kỷ XII, Phật Thuyết ghi ngữ tố này bằng tự dạng nôm 古弄 tại vị trí bằng áng nạ còn *krống cho được sống lâu (tr.44a5). So sánh với các đối ứng không (mĩ sơn, ngọc lặc, như xuân, Hạ Sữu, thải thịnh), klông ( Úy Lô), ksông (Thạch Bi) trong tiếng Mường, các đối ứng tlung trong tiếng Sách, xeng trong tiếng thái, sraungthraung trong tiếng Chăm, Gaston tái lập là *krong [1967: 42, 147, 150-151]. Kiểu tái lập: *kroŋ⁵ [TT Dương 2012c]. Ss mamộng (Katu) [NH Hoành 1998: 299], slổng, nhằng (Tày) [NV Ma: 415]. Như vậy, sống là từ gốc Hán du nhập vào vốn từ vựng của Việt, Mường, thái, chăm, sách, tày, nùng. Hiện chỉ thấy mamộng của Katu có khả năng là của Nam Á, và nhằng là gốc tày. Riêng nhằng còn bảo lưu trong từ sống nhăn (Việt), sau chơi chữ đồng âm thành sống nhăn răng. sống là âm HHV [NN San 2003b: 180].
đgt. trong sinh sống. Chàu mấy kiếp, tham lam bấy, sống bao lâu, đáo để màng. (Thuật hứng 55.4)‖ (Tự thán 98.8)‖ (Bảo kính 175.4).
tầm 尋
dt. đơn vị đo chiều dài cổ, một tầm bằng tám thước. Kinh Thi phần Lỗ tụng bài Bí cung có câu: (是尋是尺), lời truyện rằng: “tám tấc là một tầm” (八尺曰尋). Sách Thuyết Văn ghi: “Quãng dài hai sải tay người là tầm, bằng tám thước” (度人之两臂為尋,八尺也). Tiếng Việt còn bảo lưu lối nói tầm tay, sau mở rộng hơn, như tầm mắt, tầm ngắm, tầm nhìn. Tào khê rửa nghìn tầm suối, sạch chẳng còn một chút phàm. (Thuật hứng 64.7).
tịn 盡
◎ Nôm: 羡 “tịn” là âm Việt hoá vào thế kỷ XV. Âm Hán Việt ngày nay là “tận” trùng với thiết âm đời Đường trong sách Đường vận “từ nhận thiết” (慈忍切). Âm Hán Việt thế kỷ XVII- xix là tạn [Rhodes 1651 tb1994: 211; Paulus của 1895: 951]. Các đối ứng ân/ in của tiếng Việt thế 15 và nay như 人 nhân - nhin, 忍 nhẫn - nhịn, 勤 cần - ghín. ngoài ra, quan hệ -i- (THV) -â- (AHV): 印 in ấn, 訊 tin tấn, 忍 nhịn nhẫn, 認 nhìn nhận, 辰 thìn thần,心 tim tâm, 沉 chìm trầm, 尋 tìm tầm, 嬸 thím thẩm, 針 kim châm [NN San 2004: 69-71]. “chữ 羨 (AHV: tiện) các sách nôm phiên âm như kiều, hoa tiên đều phiên chữ ấy là tận. Nhưng nếu là tận thì đã có chữ tận 盡. Đây phải phiên là tịn (tức hết), chũng như tận. ở nông thôn thanh nghệ người ta còn nói tịn (đến tịn nơi) chứ không nói tận” [ĐDA 1976: 704]. Chữ Nôm này còn bảo lưu cho đến tận thế kỷ 19, nhưng qua các cứ liệu chữ latin cổ của Rhodes, thì thế kỷ XVII đã có âm “tạn”.
đgt. <từ cổ> hết. Cổi tục, chè thường pha nước tuyết, tìm thanh, khăn tịn nhặt chà mai. (Ngôn chí 2.4)‖ Am rợp chim kêu hoa xảy động, song im hương tịn khói sơ tàn. (Ngôn chí 17.4)‖ Thệu lệu hiên còn phun thức đỏ, hồng liên đìa đã tịn mùi hương. (Bảo kính 170.4)‖ (Thuỷ trung nguyệt 212.7).
đgt. <từ cổ> đến. Gió tịn rèm thay chổi quét, trăng kề cửa kẻo đèn khêu. (Thuật hứng 67.3).
đgt. <từ cổ> toả hết ra. Đông phong ắt có tình hay nữa, kín tịn mùi hương dễ động người. (Đào hoa thi 227.4).
p. <từ cổ> khắp. Dõi qua ngàn liễu vương tơ bạc, bay tịn lòng hoa động bóng hồng. (Thái cầu 253.6).
đuốc 燭
◎ Nôm: 𤒘 Đọc theo âm THV. Âm HTC: tjuk (Lý Phương Quế). AHV: chúc. Ss đối ứng tiəm, diəm (23 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 217]. Chứng tỏ, “đuốc” gốc Hán (âm THV), “diêm” gốc Hán Việt-Mường (焰火 AHV: diệm hoả), tiếng Việt chỉ còn bảo lưu “diêm” ở nghĩa “đồ đánh lửa” (diêm sinh, diêm tiêu) [LN Trụ 1959: 132].
dt. bó củi dùng để đốt sáng. Bốn bể nhẫn còn mong đuốc đốt, dầu về dầu ở mặc ta dầu. (Bảo kính 154.7). Sách Nhĩ Nhã chú sớ có câu: “Bốn mùa hoà thuận là đuốc ngọc, chua rằng: đạo chiếu như ánh sáng, khiến xuân vì thế nảy nở, hè vì thế lớn đầy, thu vì thế thâu tàng, đông vì thế an ổn.” (四時和謂之玉燭注道光照春為發生夏為長贏秋為收成冬為安寧). Sách Từ Nguyên giải thích rằng đức của vua như ngọc mà sáng như đuốc, có thể gây điềm lành khiến cho khí hậu thuận hoà. Đông Phương Sóc truyện có đoạn: “lấy rồng ngậm đuốc để chiếu cửa trời, đời trị thì lửa sáng, đời loạn thì lửa tối”. [ĐDA: 798]. Phiên khác: đúc chuốt: “xây đắp, sửa sang cho đẹp” (TVG, Schneider, PL)‖ Cầm đuốc chơi đêm. (Vãn xuân 195.7)‖ (Tích cảnh thi 204.4, 205.1). x. cầm đốc chơi đêm, bỉnh chúc dạ du.
đứa 丁
◎ Nôm: 打 / 𠀲 Phiên khác: đánh thơ: dịch chữ “chiến thi” của Hàn Dũ (TVG, ĐDA). Nay theo VVK. Xét, chữ “丁” AHV là “đinh”, âm THV Việt hoá là “đứa” < đá (THV). Âm “đá” này làm thanh phù cho “打” (đả), nguyên âm -a- còn bảo lưu trong âm THV “đánh”. Hoặc, âm “đảnh”/ đỉnh (頂), “đanh”/ “đinh” (釘). Vả lại, chữ Nôm luôn dùng 丁 làm thanh phù. Đối ứng dɯa³ (Mường) [VĐ Nghiệu 2011: 57].
dt. <từ cổ> dân đinh, người đã đủ tuổi để gánh vác việc thuế dịch thời xưa. Vào tiếng Việt, ngữ tố này mới trở thành loại từ chỉ người. Miệt bả hài gai khăn gốc, xênh xang làm mỗ đứa thôn nhân. (Mạn thuật 33.8)‖ (Bảo kính 148.8)‖ Thế những cười ta rằng đứa thơ, dại hoà vụng nết lừ cừ. (Tự thán 90.1, 95.7, 102.4). Công danh mảng đắm, ấy toàn những đứa ngây thơ (Trần Nhân Tông - Cư Trần Lạc Đạo Phú).
đứt vàng 󱢎黄
◎ 󱢎 {tất 悉+ cá 个} bảo lưu từ giai đoạn trước, có kiểu tái lập cho tiếng Việt tiền cổ là *kđứt [TT Dương 2012a]. Tương quan d- đ, có cặp dứt - đứt. x. dứt. Phiên khác: chặt (TVG, ĐDA, MQL), dứt (Schneider, PL). Nay đề xuất.
đgt. đc. <Nho> chặt đứt vàng, dịch chữ đoạn kim 斷金. Kinh Dịch có câu: “Hai kẻ đã một lòng, thì sắc bén có thể chặt đứt được vàng.” (二人同心其利斷金). Chữ đoạn theo truyền thống giải âm thường được đối dịch bằng từ đứt. Ví dụ: Bằng vượn kêu dấu con, gan lòng đứt làm tám tấc ← 如猿啼愛子寸寸斷肝腸 (Phật Thuyết 15b9). Tiếng dế ngâm xui đứt ngọn bạch dương 蛩聲吟斷白楊稍蛩聲吟斷白楊稍蛩聲吟斷白楊稍 (Tuệ Tĩnh- Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục: 16a10). Mà chưng mạch Kinh Thi, Kinh Thư hầu đứt mà lại nối 而詩書之脈幾斷而復續而詩書之脈幾斷而復續而詩書之脈幾而復續 (TKML i 11a1). Đoạn đứt tài may, liệt bày thao giấu (Tam Thiên Tự: 102). Đứt vàng chăng trớ câu Hy Dịch, Khinh bạc màng ngâm thơ Cốc phong. (Bảo kính 178.3).
ủ ấp 𱐍邑
đgt. ôm ấp, “ủ” ôm trong lòng cho ấm, “ấp” vòng tay ôm trọn lấy. Trần trần một sự ấp cây đã liều (Nguyễn Du - Truyện Kiều), hoặc “ấp” còn mang nghĩa “sưởi ấm” như trong câu Quạt nồng ấp lạnh (Truyện ) [ĐDA 1987: 35]. Rùa nằm hạc lẩn nên bầy bạn, ủ ấp cùng ta làm cái con. (Ngôn chí 21.8). Hiện tiếng Việt còn bảo lưu dạng biến thể đảo âm tiết “ấp ủ” với nghĩa “dự định, toan tính thực hiện một hoài bão, một công việc có ý nghĩa nào đó”.
chồng 重
AHV: trùng. Chữ “trùng” trong Hán văn nghĩa là “làm cho tăng thêm” (động từ), như “thế là làm tăng thêm sự bất đức của ta” (是重吾不德也) [Hán thư]. Có khi còn là lượng từ với nghĩa “tầng, lớp, chồng”, như câu “Chung Sơn chỉ cách mấy lớp núi” (鍾山只隔數重山) [Vương An Thạch]. Tiếng Việt còn bảo lưu âm “chồng” với tư cách lượng từ và động từ, ví dụ “chồng một chồng sách”. Ngoài ra còn song thức: trập trùng / chập chồng. Xét, trập / chập gốc Việt, trùng / chồng gốc Hán. Âm HTC: *drjuŋ (Lý Phương Quế), *drjoŋ (Baxter).x. trập. Tương ứng ch- (HHV) tr- (AHV): chiềng trình呈, (che) chắn trấn鎮, chìm trầm沈, chầy trì遲, chay trai齋, (dính) chấu trảo (nha)爪 [An Chi 2005 T2: 355].
đgt. đắp lên trên tiếp. Nước càng tuôn đến bể càng cả, Đất một chồng thêm núi một cao. (Tự thuật 122.4).
cái 介
◎ Nôm: 丐, 𡛔 (thanh phù cái 丐). Âm phiên thiết: cổ bái thiết 古拜切 (Quảng vận) [Hán ngữ đại tự điển 1995: 103], cư bái thiết, tịnh âm cái 居拜切,𠀤音戒 (Tập vận, Vận hội, Chính vận); AHV: giới.
tt. <từ cổ> lớn, to. Sách Nhĩ nhã ghi: “Cái: lớn vậy” (介大也). Kinh dịch ghi: “Nhận phúc lớn này, từ tiên Vương Mẫu” (受茲介福,于其王母), Vương Bật chua: (受茲大福) [Hán ngữ đại tự điển 1995: 104]. Tiếng Việt còn bảo lưu một số từ như sông cái (>< sông nhánh), rễ cái (>< rễ phụ), cột cái (>< cột quân), đường cái (>< đường nhỏ), nhà cái,... Sau, mới chuyển thành danh từ với nghĩa (cái chủ, cái chính, kẻ đứng đầu, cầm trịch), như cầm cái, làm cái, bắt cái.
dt. HVVD. <từ cổ> mẹ [An Chi 2005 T2: 203], nghĩa này dẫn thân từ nghĩa “to, lớn”, như sông cái = sông mẹ [Paulus Của 1895: 90], do mẹ cũng có nghĩa tương tự: cái lớn cái nặng là mẹ, cái nhỏ cái nhẹ là con” [Từ hải, chuyển dẫn An Chi 2005 T2: 204]. Vì thế, cái đã chuyển dụng sang nghĩa “mẹ”, “giống cái”. (Ngôn chí 21.8). Nhắn bảo phô bay đạo cái con, Nghe lượm lấy, lọ chi đòn. (Huấn nam tử 192.1)‖ con dại cái mang tng. Đạo cái con: là đạo của con đối với mẹ, còn có biến thể đảo âm là “con cái”. Âm PVM: *ke? [VĐ Nghiệu 2011: 46]. Ss đối ứng kaj (18 thổ ngữ Mường), maj (2 thổ ngữ), me (4 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 219], kạn (Katu) [NH Hoành 1998: 252]. Cái / gái - mái - mẹ là các từ đồng nghĩa/ gần nghĩa vào thời cổ, có khả năng nghĩa gốc đều trỏ “giống cái” hoặc “mẹ”. Mẹ / mạ / / me (媽), mụ (媒), u (媼) là từ gốc Hán, cái / gái gốc Việt-Mường, mái chưa rõ gốc, nạ - bầm gốc Việt.
dt. <từ cổ> âm cổ của gái, phái sinh từ nghĩa ②, “mẹ” > giống cái, con gái nói chung. “Con cái: con trai và con gái, chỉ dùng cho người” [Rhodes 1651: 51]. Thế sự trai yêu thiếp mọn, Nhân tình cái nhớ chồng xưa. (Bảo kính 179.6). “Lại cái: nguyên là đàn ông mà giả dạng đờn bà; không phải đực không phải cái” [Paulus Của 1895: 90].
canh 羹
◎ Chữ hội ý, gồm chữ cao 羔 (dê non) và chữ mỹ 美 (dê to). Người phía Bắc Hoa Hạ xưa chủ yếu là dân du mục, thức ăn chính là thịt cừu thịt dê, nên mới gộp hai chữ có cùng bộ dương. Nghĩa ban đầu, canh trỏ mùi thịt tươi ngon. Nấu thịt với rau và gia vị thì thành món thịt có nước sệt. Sách Thuyết văn ghi : “ngũ vị hòa canh” (五味和羹). Như vậy, chữ canh thời thượng cổ là trỏ món thịt hầm rau, phân biệt với thang (món nấu có nhiều nước). Canh mang nghĩa như thang là bắt đầu từ từ thời trung cổ trở lại đây. Chữ canh trong tiếng Việt hiện nay là trỏ (1) món rau, củ, quả nấu cùng với mắm; (2) nước rau luộc có nêm muối sau khi vớt rau ra (tùy từng vùng mà gọi); (3) món rau nấu với thịt, cá. Nhưng nghĩa thứ ba hiện đang dần được thay bằng từ súp. Thế kỷ XVII, Chỉ nam ngọc âm có tả một vài loại canh như sau: Đông qua là bí nấu canh ngọt dừ (69b), Huân hoắc riêu nấu hơi chua, Thái canh bất hoà cảm nhớ canh suông (20a), Thuần canh canh dút thơm nồng (20a), Khổ tửu dấm son chua thay, hà tương hiệu rày là mắm tôm canh (19b). Canh bính trắng một bánh canh, tôm he cà cuống thịt hành hồ tiêu (21a). Như vậy, đặc điểm của canh Việt là canh rau - mắm. Riêng món bánh canh thì miền Bắc hiện đã mất, còn bảo lưu trong tiếng Huế. và văn hoá Huế Tuy nhiên, tiếng Việt vẫn có một số từ bảo lưu nghĩa từ tiếng Hán, ví dụ: “Huyết canh (血羹) là tiết canh; Hà tí (蝦漬) là tôm canh.” (Phạm Đình Hổ 1827: 26b). Ss đối ứng: kɛŋ (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 185].
dt. món rau nấu nhiều nước. Chẳng ngừa nhỏ, âu nên lớn, Nẻo có sâu, thì bỏ canh. (Bảo kính 136.6) tng. Con sâu bỏ rầu nồi canh‖ 134.6. Cứ liệu trong thơ Nguyễn Trãi cho thấy, nghĩa của canh đã được Việt hoá từ thế kỷ XV.